Những câu hỏi liên quan
Bảo Nam Phan
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 10 2021 lúc 15:03

Em tham khảo:

    "Chị em Thúy Kiều" là đoạn trích nằm ở phần mở đầu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nhà thơ nhân đạo xuất sắc cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm thành công về giá trị nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ tiêu biểu.

      Sau khi giới thiệu về gia cảnh của Vương viên ngoại, nhà thơ nói tới vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều:

"Đầu lòng hai ả Tố Nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

... Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai."

      Bút pháp tả người của Nguyễn Du là bút pháp ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển: lấy những nét đẹp trong thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người. Ở các nhà thơ khác, theo cách tả này, chân dung nhân vật thường trở nên chung chung, mờ nhạt; song cái công thức ước lệ ấy vào tay Nguyễn Du lại biến hóa khôn lường và đầy tài hoa sáng tạo, khiến nhân vật của ông rất có hồn.

      Đầu tiên, nhà thơ giới thiệu chung về hai chị em Kiều. Qua cách gọi trang trọng: Tố Nga (người con gái đẹp), cách đánh giá khái quát:

Mai cốt cách tuyết tinh thần

 Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

      Nguyễn Du đã khẳng định hai chị em Kiều đều rất đẹp. Hình dáng thanh tú yểu điệu (mai cốt cách), tâm hồn trong tráng như sương tuyết (tuyết tinh thần). Rõ ràng họ là con nhà nề nếp, được hưởng thụ một nền giáo dục đầy đủ và tốt đẹp.

      Nguyễn Du rất kĩ lưỡng trong việc chọn hình ảnh và từ ngữ để miêu tả. Thúy Vân hiện lên trước mặt người đọc với vẻ đẹp đài các, kiêu sa:

“Vân xem trang trọng khác người,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang."

      Gương mặt nàng đẹp phúc hậu, tươi mát, gợi sự đầy đủ, viên mãn. Nàng cười tươi như hoa nở, tiếng nói trong như ngọc rơi trên mâm vàng. Tóc nàng đen mướt đến mây cũng thua. Da nàng trắng đến tuyết cũng phải nhường. Dường như tạo hóa đã ban cho Vân những đặc ân mà không bị ai ganh ghét, đố kị với nàng, vẻ đẹp căng đầy sức sống của Thúy Vân báo trước đời nàng sau này sẽ yên ổn, vinh hoa, nàng sẽ được hưởng mọi điều sung sướng của một bậc mệnh phụ mà chẳng phải gian lao, vất vả.

 

      Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Du lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, Thúy Kiều sau. Dụng ý của ông là lấy vẻ đẹp của Vân làm nền cho vẻ đẹp của Kiều: Vân đã trang trọng khác vời, đã đạt tới mức cao nhất của vẻ đẹp mà tạo hóa ban cho người phụ nữ nhưng Kiều mới chính là đỉnh cao của sắc đẹp, phá vỡ mọi khuôn khổ thường thấy từ trước tới nay.

      Ngay từ câu đầu giới thiệu về Kiều, Nguyễn Du đã khẳng định:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn."

      Vân đã đẹp thế, Kiều lại đẹp hơn hẳn Vân. Sắc đẹp của nàng là sắc đẹp sắc sảo mặn mà, gây ấn tượng rất mạnh, ai thấy một lần phải nhớ mãi. Tả Kiều, Nguyễn Du không đi vào chi tiết như tả Vân mà nhà thơ đặc tả đôi mắt - cửa sổ của tâm hồn:

“Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh."

      Mắt Kiều long lanh như nước mùa thu, dáng lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Ẩn chứa trong đôi mắt ấy là một tâm hồn đa cảm khác thường, vẻ đẹp của nàng nghiêng nước, nghiêng thành, khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn. Tác giả tả Kiều đẹp tuyệt vời như vậy nhưng trong cách tả ông cũng hé cho ta thấy cái dự cảm bất an trong tương lai của Kiều. Theo thuyết tài mệnh tương hỗ, phàm cái gì tốt đẹp trên đời đều khó giữ được bền lâu. Thúy Kiều đẹp không ai sánh bằng, tất nàng sẽ bị người đời ghen ghét và đày đọa.

 

         Tả Vân, Nguyễn Du chỉ nói đến sắc, tuyệt nhiên không nhắc đến tài. Còn Thúy Kiều: Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn:

“Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương."

      Thúy Kiều quả thật đa tài: thi, họa, ca, ngâm,... ít ai có được cùng một lúc nhiều tài đến như vậy. Nhất là tài chơi đàn đã thành nghề riêng của Kiều, không ai sánh nổi.

  Có sắc, có tài, Kiều lại có thêm một tâm hồn mẫn cảm lạ lùng. Dường như nàng linh cảm được trước số phận bất hạnh của mình nên đã tự sáng tác nên khúc đàn Bạc mệnh mà ai nghe cũng phải não lòng.

      Bốn câu thơ cuối đoạn tả hoàn cảnh sống của chị em Kiều:

"Ềm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai."

      Những chi tiết trên khẳng định thêm phẩm hạnh trong trắng, cao quí của chị em Thúy Kiều.

      Một đoạn trích ngắn chỉ 24 câu thơ nhưng đã cho chúng ta thấy được tài năng nghệ thuật tuyệt vời cuả Nguyễn Du. Ông xứng đáng là một bậc thấy về sử dụng ngôn ngữ để tả chân dung nhân vật. Mỗi nhân vật của ông đều có diện mạo riêng, tính cách riêng rõ nét.

      Tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, tác giả bày tỏ tình thương yêu trân trọng đối với con người, đồng thời ông ngầm khẳng định: Một con người tài sắc vẹn toàn như Kiều rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cuộc đời nàng bị đọa đầy, bất hạnh thì đó chính là do tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội gây ra. Đọc đoạn trích, chúng ta có thiện cảm ngay với hai chị em Kiều và cùng tác giả, chúng ta hãy dõi theo từng bước chân của họ trên đường đời vạn nẻo đầy chông gai, sóng gió.

Bình luận (0)
Tùng
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hằng
8 tháng 5 2021 lúc 7:30

- Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách cụ thể, rõ nét, làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của một cô gái đang độ trăng tròn.

    “Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

    Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.

- Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ để giới thiệu về vẻ đẹp của Thúy Vân. Cụm từ “trang trọng khác vời” lột tả vẻ đẹp cao sang, quý phái.

- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả kết hợp thủ pháp liệt kê với ước lệ và các phép tiểu đối. Trong thiên nhiên có bao nhiêu cái đẹp, Nguyễn Du đều chọn để so sánh với Thúy Vân. Tác giả đã lấy vẻ đẹp của trăng, hoa, mây để so sánh với vẻ đẹp của nàng. Thúy Vân hiện lên với khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu, dịu hiền như mặt trăng đêm Rằm. Đôi lông mày sắc nét, thanh tú như “nét ngài”, miệng nàng cười tươi tắn như hoa. Giọng nói trong, lời nói đẹp như “nhả ngọc phun châu”. Mái tóc nàng óng ả, đen tuyền, mềm mượt hơn mây cùng làn da trắng, mịn màng hơn tuyết.

- Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp đó khiến thiên nhiên phải “thua”, phải “nhường”. Điều đó đã ngầm dự báo trước về một tương lai, số phận yên bình, êm đềm, hạnh phúc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Song Tuyên
8 tháng 5 2021 lúc 12:35

     Vẻ đẹp của Vân được thể hiện qua các câu thơ:

      "Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

      Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

***:

- Câu thơ mở đầu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân, “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái

- Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với những thứ đẹp nhất trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc

- Chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, lông mày sắc nét như ngài, miệng tươi như hoa, đoạn trang như ngọc,...

- Chân dung dự đoán số phận: “mây thua”, “tuyết nhường” ⇒ số phận êm đềm

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Hoàng Yến Vy
8 tháng 5 2021 lúc 21:34

 Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách cụ thể, rõ nét, làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của một cô gái đang độ trăng tròn.

    “Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

    Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.

- Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ để giới thiệu về vẻ đẹp của Thúy Vân. Cụm từ “trang trọng khác vời” lột tả vẻ đẹp cao sang, quý phái.

- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả kết hợp thủ pháp liệt kê với ước lệ và các phép tiểu đối. Trong thiên nhiên có bao nhiêu cái đẹp, Nguyễn Du đều chọn để so sánh với Thúy Vân. Tác giả đã lấy vẻ đẹp của trăng, hoa, mây để so sánh với vẻ đẹp của nàng. Thúy Vân hiện lên với khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu, dịu hiền như mặt trăng đêm Rằm. Đôi lông mày sắc nét, thanh tú như “nét ngài”, miệng nàng cười tươi tắn như hoa. Giọng nói trong, lời nói đẹp như “nhả ngọc phun châu”. Mái tóc nàng óng ả, đen tuyền, mềm mượt hơn mây cùng làn da trắng, mịn màng hơn tuyết.

- Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp đó khiến thiên nhiên phải “thua”, phải “nhường”. Điều đó đã ngầm dự báo trước về một tương lai, số phận yên bình, êm đềm, hạnh phúc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thúy Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hồng
5 tháng 4 2022 lúc 19:39

D

Bình luận (8)
Tạ Phương Linh
5 tháng 4 2022 lúc 19:40

Câu thơ "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em" (trích Trao duyên của Nguyễn Du) diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em?

A. Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.

B. Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.

C. Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.

D. Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này.

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hằng
8 tháng 5 2021 lúc 7:30

12 câu sau: Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều bằng thủ pháp đòn bẩy, nghệ thuật ước lệ, liệt kê, dự báo về số phận tương lai của nhân vật thông qua những chi tiết miêu tả.

- Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả miêu tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều. Mặc dù Kiều là chị nhưng lại được miêu tả sau. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả cô em trước để làm nền cho Thúy Kiều nổi bật.

-                              “Kiều càng sắc sảo mặn mà

                                  So bề tài sắc lại là phần hơn”

Với việc sử dụng từ láy “sắc sảo”, “mặn mà” có tính chất gợi tả để nhấn mạnh Kiều sắc sảo về mặt trí tuệ và mặn mà trong tình cảm. So với Vân, Kiều đẹp hơn và có tài hơn rất nhiều.

- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả không liệt kê nhiều chi tiết như khi miêu tả Thúy Vân mà chỉ tập trung vào đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.

                                  “Làn thu thủy, nét xuân sơn

                         Hoa hen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Bút pháp ước lệ cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa đã họa nên đôi mắt của Thúy Kiều long lanh như làn nước mua thu. Đôi mắt ấy ẩn dưới đôi lông mày đẹp, sắc nét nhưng thanh thoát như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, một vẻ đẹp khiến cho các vẻ đẹp khác phải ganh ghét, đố kị. Và điều này cũng dự báo trước một tương lai không mấy tốt đẹp, nhiều đau khổ của Kiều, vì “hồng nhan bạc phận”.

- Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ miêu tả nhan sắc mà còn tập trung vào tài năng của nàng: 

                   “Một hai nghiêng nước nghiêng thành

                     Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

- Tác giả đã sử dụng thành ngữ kết hợp với điển tích, lấy ý của câu “nghiêng nước nghiêng thành” để nói sắc đẹp của Thúy Kiều làm người ta say mê đến đổ thành, mất nước. Nhan sắc ấy chỉ mình Kiều có được, còn tài năng thì họa chăng trong thiên hạ có đến người thứ hai. Cũng chính vì vậy, tác giả sử dụng đến sáu câu thơ liền để miêu tả tài năng của Kiều:

        “Thông minh vốn sẵn tính trời

       Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

         Cung thương làu bậc ngũ âm

   Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

        Khúc nhà tay lựa nên chương

   Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” 

- Ở những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng bút pháp liệt kê để ca ngợi tài năng của Kiều, nàng đa tài, thông thuộc từ cầm, kì đến thi, họa…. Kiều biết chơi cờ, đánh đàn, làm thơ, vẽ tranh… Tài năng nào của nàng cũng đạt đến mức tuyệt đỉnh và do thiên bẩm. Tác giả sử dụng một loạt các từ “vốn sẵn”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt” để khẳng định các tài năng của Kiều đều đạt tới đỉnh cao. Đặc biệt, Kiều rất giỏi về nhạc, thuộc lòng các cung bậc, nắm vững năm nốt cung, thương, dốc, chủy, vũ của âm giai nhạc cổ. Kiều thường chơi đàn tì bài, ngoài tài đàn, nàng còn giỏi về sáng tác. Nàng đã soạn riêng cho mình khúc nhạc có tên “Bạc mệnh” và mỗi khi Kiều gảy khúc nhạc ấy, ai nghe thấy cũng sầu não, chau mày, rơi lệ. Điều đó thể hiện Kiều là người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tài năng của Kiều cũng dự báo trước một tương lai nàng sẽ gặp phải nhiều sóng gió, bất hạnh bởi “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Như vậy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự tổng hòa của sắc, tài, tình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Song Tuyên
8 tháng 5 2021 lúc 12:38

- Miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều bởi: tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình, tài năng và tâm hồn của Kiều so với Vân.

- Thủ pháp đòn bẩy được thể hiện rõ trong ý đồ so sánh của Nguyễn Du. Theo quan niệm phong kiến, Thuý Kiều là chị lẽ ra phải được giới thiệu trước Thuý Vân thế mới đúng trật tự quan hệ thứ bậc trong các gia đình thời phong kiến. Nhưng Nguyễn Du đã có chủ ý giới thiệu vẻ đẹp chân dung Thuý Vân trước bởi muốn dùng bức chân dung Thuý Vân làm đòn bẩy để khắc sâu, tô đậm, tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc về bức chân dung Thuý Kiều. Hai từ “càng”, “hơn” điệp ý so sánh, muốn nhấn mạnh sự nổi bật, sự hơn hẳn về tâm hồn, vượt trội về tài sắc của Kiều so với Vân. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Hoàng Yến Vy
8 tháng 5 2021 lúc 21:37

12 câu sau: Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều bằng thủ pháp đòn bẩy, nghệ thuật ước lệ, liệt kê, dự báo về số phận tương lai của nhân vật thông qua những chi tiết miêu tả.

- Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả miêu tả vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều. Mặc dù Kiều là chị nhưng lại được miêu tả sau. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả cô em trước để làm nền cho Thúy Kiều nổi bật.

-                              “Kiều càng sắc sảo mặn mà

                                  So bề tài sắc lại là phần hơn”

Với việc sử dụng từ láy “sắc sảo”, “mặn mà” có tính chất gợi tả để nhấn mạnh Kiều sắc sảo về mặt trí tuệ và mặn mà trong tình cảm. So với Vân, Kiều đẹp hơn và có tài hơn rất nhiều.

- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả không liệt kê nhiều chi tiết như khi miêu tả Thúy Vân mà chỉ tập trung vào đôi mắt, bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.

                                  “Làn thu thủy, nét xuân sơn

                         Hoa hen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Bút pháp ước lệ cùng nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa đã họa nên đôi mắt của Thúy Kiều long lanh như làn nước mua thu. Đôi mắt ấy ẩn dưới đôi lông mày đẹp, sắc nét nhưng thanh thoát như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, một vẻ đẹp khiến cho các vẻ đẹp khác phải ganh ghét, đố kị. Và điều này cũng dự báo trước một tương lai không mấy tốt đẹp, nhiều đau khổ của Kiều, vì “hồng nhan bạc phận”.

- Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ miêu tả nhan sắc mà còn tập trung vào tài năng của nàng: 

                   “Một hai nghiêng nước nghiêng thành

                     Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

- Tác giả đã sử dụng thành ngữ kết hợp với điển tích, lấy ý của câu “nghiêng nước nghiêng thành” để nói sắc đẹp của Thúy Kiều làm người ta say mê đến đổ thành, mất nước. Nhan sắc ấy chỉ mình Kiều có được, còn tài năng thì họa chăng trong thiên hạ có đến người thứ hai. Cũng chính vì vậy, tác giả sử dụng đến sáu câu thơ liền để miêu tả tài năng của Kiều:

        “Thông minh vốn sẵn tính trời

       Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

         Cung thương làu bậc ngũ âm

   Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

        Khúc nhà tay lựa nên chương

   Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” 

- Ở những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng bút pháp liệt kê để ca ngợi tài năng của Kiều, nàng đa tài, thông thuộc từ cầm, kì đến thi, họa…. Kiều biết chơi cờ, đánh đàn, làm thơ, vẽ tranh… Tài năng nào của nàng cũng đạt đến mức tuyệt đỉnh và do thiên bẩm. Tác giả sử dụng một loạt các từ “vốn sẵn”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “ăn đứt” để khẳng định các tài năng của Kiều đều đạt tới đỉnh cao. Đặc biệt, Kiều rất giỏi về nhạc, thuộc lòng các cung bậc, nắm vững năm nốt cung, thương, dốc, chủy, vũ của âm giai nhạc cổ. Kiều thường chơi đàn tì bài, ngoài tài đàn, nàng còn giỏi về sáng tác. Nàng đã soạn riêng cho mình khúc nhạc có tên “Bạc mệnh” và mỗi khi Kiều gảy khúc nhạc ấy, ai nghe thấy cũng sầu não, chau mày, rơi lệ. Điều đó thể hiện Kiều là người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tài năng của Kiều cũng dự báo trước một tương lai nàng sẽ gặp phải nhiều sóng gió, bất hạnh bởi “chữ tài liền với chữ tai một vần”. Như vậy, vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự tổng hòa của sắc, tài, tình.

   
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
trung kiên
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 6 2018 lúc 12:02
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
Bình luận (0)
Hà Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Dark_Hole
8 tháng 3 2022 lúc 10:18

a. là chị, là Thúy Vân

b. là con gái Bắc Giang

c. là ngọn gió của con suốt đời

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Huyền
8 tháng 3 2022 lúc 10:19

a. Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

b. Em là con gái Bắc Giang 

c. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.​​

Bình luận (0)
GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết